Trồng cỏ dại giảm nghèo, ai ngờ ông nông dân Tiền Giang thu lời hẳn 100 triệu/vụ, thực ra đó là cỏ gì?

Hiện, ông Năm Tàu trồng cỏ bàng với 2ha đất. Trung bình, cứ 2 năm ông thu 3 vụ cỏ bàng.

Trồng loại cỏ xóa đói, giảm nghèo trầm mình torng phèn chua, anh nông dân Tiền Giang thu lời 100 triệu/vụ - Ảnh 1.
Ông Tô Văn Tàu (phải) xã Tân Hòa Thành (Tân Phước, Tiền Giang) nhờ trồng cỏ bàng đã đổi đời. Ảnh: Trần Đáng

Dễ như… trồng cỏ bàng

Trước đây, nói đến huyện Tân Phước (Tiền Giang) – huyện vùng lũ Đồng Tháp Mười, người ta thường nghĩ ngay đến những cánh rừng tràm, đồng bàng, năn, lác mênh mông, bát ngát. Sau này, khi chính quyền đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân lấy đất chuyển sang trồng khóm, lúa, khoai mỡ và cây ăn trái.

Cứ tưởng cây bàng cùng với tiếng giã bàng sẽ “khai tử”, nhưng đây đó trong huyện Tân Phước vẫn còn không ít người dân quyết bám đất trồng bàng như trường hợp ông Năm Tàu.

Chúng tôi đến đồng bàng của ông Năm Tàu khi vụ thu hoạch bàng gần kết thúc. Trên đồng bàng, giữa cái nắng chát chúa, ông Năm Tàu đang lui cui giẫm đạp mớ cỏ bàng bỏ lại trên đồng. Hỏi ông Năm Tàu làm vậy để làm gì, ông nói thì thào để giết mớ sâu trên đồng, để đỡ tiền xịt thuốc sâu cho vụ bàng sau.

Theo ông Năm Tàu, trồng cỏ bàng khá dễ. Sau khi thu hoạch bàng, nông dân sẽ tiến hành đốt cỏ bàng còn sót lại trên đồng để diệt sâu bọ. Khoảng 10 ngày sau đốt đồng bàng, bàng non sẽ lú khỏi gốc. Một tháng sau, nông dân trồng cỏ bàng rải phân để thúc cỏ non phát triển. Nếu thấy đồng bàng có sâu thì xịt thuốc diệt. Khi bàng non lên khoảng 2cm, nông dân lấy nước vào đồng lấp xấp, không được để nước ngập cao khiến bàng con chết.

Ông Năm Tàu thổ lộ thêm, nông dân trồng cỏ bàng chỉ cực nhọc khâu nhổ bỏ cỏ dại từ đầu mùa. Sau đó giữ nước ngâm gốc cỏ ổn định để cỏ bàng phát triển.

Trồng loại cỏ xóa đói, giảm nghèo trầm mình torng phèn chua, anh nông dân Tiền Giang thu lời 100 triệu/vụ - Ảnh 2.
Nhân công thu hoạch cỏ bàng trên đồng trồng bàng. Ảnh: Trần Đáng

 “Cỏ bàng vốn dễ trồng, chịu được đất nhiễm phèn. Nông dân trồng cỏ bàng ít tốn chi phí phân, thuốc vì cây ít sâu bệnh. ông Năm Tàu bộc bạch.

  • Theo ông Năm Tàu, thời gian từ khi trồng cỏ bàng cho đến khi thu hoạch 10 – 12 tháng. Lúc này, cọng cỏ bàng cao 1,5 – 2m. Mỗi vụ thu hoạch cỏ bàng thường kéo dài 10 – 15 ngày. Khi thu hoạch cỏ bàng phải cắt bằng tay chứ không dùng máy, tránh dập nát phần gốc, thương lái ép giá.
  • Thu hoạch xong, gốc cỏ bàng sẽ lại mọc lại cây mới thêm nhiều lần nữa. Đồng cỏ bàng chỉ trồng mới khi đợt trồng trước đã lão hóa.
  • Trồng cỏ bàng ăn đứt cây lúa
  • Sau gần chục năm trồng cỏ bàng, ông Năm Tàu đánh giá, trồng cỏ bàng cho lợi nhuận tốt không thua kém các loại cây trồng khác trên vùng đất này. Trong năm, giá bàng khá ổn định, dễ bán cho thương lái.
  • “Lâu nay tôi trồng cỏ bàng không đủ bán cho thương lái”, ông Năm Tàu khẳng định.
  • Nói về lợi nhuận trồng cỏ bàng, ông Năm Tàu ngồi tính, cứ 2 năm ông thu hoạch 3 vụ cỏ bàng. 1ha trồng cỏ bàng cho thu hoạch 5.000 – 6.000 neo (bó).
  • Theo đó, neo cỏ bàng được chia làm 3 loại: Loại 1 cọng cỏ bàng phải dài 1,5 – 2m, dùng đan giỏ, túi xách, giá bàng mua tại đồng 20.000 – 25.000 đồng/neo; loại 2 dài 1,3 – 1,5m, dùng đan nón, giá bàng khoảng 14.000 – 16.000 đồng/nèo; loại 3 dài 1,1 – 1,3m, giá bàng khoảng 8.000 – 10.000 đồng/neo.
  • “Trừ chi phí, tính ra mỗi vụ trồng cỏ bàng cho tôi lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng”, ông Năm Tàu thổ lộ.
  • Hiện, huyện Tân Phước có khoảng 100 ha trồng cỏ bàng, tập trung nhiều tại các xã Tân Hòa Thành, Hưng Thạnh và Phú Mỹ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Huyện Tân Phước phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2024
Huyện Tân Phước phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2024

(ABO) Ngày 27-9, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cùng với đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Tân Phước về tiến độ, kết quả thực hiện và lộ trình, giải pháp để huyện Tân Phước đủ điều kiện đạt chuẩn

Tiền Giang: Khai thác du lịch gắn với di tích lịch sử – văn hóa

Tiền Giang là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng. Tỉnh hiện có 186 di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng, trong đó có 20 di tích cấp quốc gia, 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt và 164 di tích cấp tỉnh. Các di tích gắn liền tên tuổi các Anh hùng dân